Chăm sóc trí não cho con đúng cách khi trở lại trường

Từ tháng 1/2022, học sinh - sinh viên các tỉnh thành phía Nam dần trở lại trường. Ngoài nỗi lo về dịch bệnh, các bậc cha mẹ còn nỗi lo làm sao để bồi bổ thể chất và trí não, giúp con sớm bắt nhịp với guồng quay học trực tiếp.

Nhiều trẻ căng thẳng, mất tập trung khi quay trở lại trường

Sau thời gian dài học online, các con dễ gặp các vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn trí não. Do cuộc sống có nhiều xáo trộn, nhịp sinh học thay đổi nên cơ thể trẻ dễ bị mệt mỏi, giảm năng lượng.

Nhiều trẻ quen với khoảng thời gian học tại nhà, được ba mẹ chăm sóc kỹ càng hơn, đồ ăn luôn có sẵn và có thể nạp bất cứ lúc nào. Do vậy, khi đến trường, trẻ có thể quên đi việc phải nạp đủ năng lượng, bữa sáng ăn sơ sài, dẫn đến đói và mệt khi phải học cả buổi hoặc ngày dài. Đồng thời, những xáo trộn trong cuộc sống (như thay đổi thói quen học, giờ ngủ nghỉ…) cũng khiến trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần khi đến lớp.

Chăm sóc trí não cho con đúng cách khi trở lại trường - 1

Trẻ cảm giác mỏi mệt khi quay lại trường học

Bé Minh Anh, học sinh lớp 9 (quận 11, Hồ Chí Minh) tâm sự rằng khi trở lại trường, em cảm thấy đầu óc dễ sao nhãng, mất tập trung trong giờ học. Do thời điểm học online em thường thức khuya dậy muộn nên bây giờ cảm thấy rất khó dậy sớm, dễ bị các cơn đau đầu vào buổi sáng, trưa thì chán ăn, tối thì bị mất ngủ. Những triệu chứng này khiến Minh Anh cảm thấy khó tiếp thu bài vở, từ đó nảy sinh tâm lý lo âu, căng thẳng.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Phạm Đỗ Uyên (Hệ thống phòng khám dinh dưỡng Nutrihome), sự thay đổi về khẩu phần ăn uống, nhịp sinh học và tâm lý trong mùa dịch tác động đến sức khỏe trí não, tinh thần và cảm xúc của trẻ. Trẻ thường có biểu hiện dễ mất tập trung, mệt mỏi, giảm trí nhớ, có một số trường hợp cảm thấy lạc lõng, khó hòa nhập khi quay trở lại học trực tiếp.

Cách chăm sóc dinh dưỡng và trí não tốt nhất cho trẻ

Trước hết, ba mẹ cần chuẩn bị bữa sáng đầy đủ năng lượng cho cả ngày học tập của con. Ba mẹ nên chú ý khởi động lại thói quen dậy sớm của con để chuẩn bị kỹ càng mọi thứ và có thời gian để ăn uống đầy đủ. Các bữa ăn còn lại cũng cần đáp ứng lượng calo đầy đủ và cân bằng.

Cụ thể, theo chuyên gia Phạm Đỗ Uyên, năng lượng cho trẻ phải đủ 4 nhóm chất (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Trong đó, chất bột đường tốt nên có trong bữa ăn của con gồm ngũ cốc nguyên cám, gạo, ngô, yến mạch, lúa mạch... hạn chế thức ăn nhanh, bánh mì trắng, bánh ngọt. Chất đạm cần cung cấp đa dạng từ thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn nạc, cá ngừ, sữa và chế phẩm từ sữa, các loại đậu. Với nhóm chất béo, cần ưu tiên các axit béo thiết yếu như omega-3, omega-6, có nhiều trong các loại hạt (lạc, vừng, hạt điều, hạnh nhân, óc chó,…), cá hồi, dầu ô liu và bơ. Ba mẹ cũng nên khuyến khích con ăn nhiều rau và trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.

“Lưu ý, phụ huynh không nên lạm dụng các món ăn từ óc như óc heo, óc động vật với mong muốn “ăn gì bổ nấy”. Theo nghiên cứu, cứ trong 100g óc heo thì có tới 2500mg cholesterol, tức là nếu ăn một chén nhỏ thì đã cung cấp gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người/ngày. Ăn nhiều óc heo vừa gây khó tiêu hóa, vừa khiến cơ thể mệt mỏi do phải tiêu hoá khối lượng thức ăn lớn” - chuyên gia Đỗ Uyên nhấn mạnh.

Chăm sóc trí não cho con đúng cách khi trở lại trường - 2

Thường xuyên cho con ăn các món chế biến từ óc là sai lầm thường gặp của nhiều phụ huynh

Các nghiên cứu cho thấy, não là cơ quan đặc biệt quan trọng của cơ thể nên cần có một chế độ dinh dưỡng, bồi bổ đặc biệt. Ngoài các dưỡng chất thông thường được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày, ba mẹ nên bổ sung cho con những dưỡng chất có khả năng vượt qua hàng rào máu não, giúp não được nuôi dưỡng nhiều hơn, từ đó kích hoạt sự tập trung, tăng khả năng ghi nhớ.

Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và khám phá ra hai hoạt chất sinh học quý là Anthocyanin và Pterostilbene từ loại quả Blueberry (Bắc Mỹ) - vốn được xem là “brainberry”. Các hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do tại lòng động mạch và kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể.

Nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Cincinnati (Mỹ) đã chỉ ra, sau 12 tuần, nhóm sử dụng Blueberry có khả năng học tập và trí nhớ được cải thiện rõ rệt so với nhóm dùng giả dược. Cụ thể, khả năng liên kết theo cặp bằng lời nói tăng 44%, khả năng học bằng lời nói tăng 66%. Những con số ấn tượng này chứng tỏ chiết xuất từ Blueberry có tác dụng vượt trội trong việc tăng cường trí nhớ, thúc đẩy sự phát triển trí não của con người.

Chăm sóc trí não cho con đúng cách khi trở lại trường - 3

Chiết xuất từ Blueberry (có trong OTiV) giúp cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ sau 12 tuần sử dụng

Đặc biệt, khi Blueberry được chiết xuất tinh khiết, giữ trọn các hoạt tính, kết hợp với Ginkgo Biloba (có trong OTiV) sẽ có tác dụng nuôi dưỡng mạch máu, bảo vệ và chống lão hóa tế bào, nhờ đó cải thiện hiệu quả mất ngủ, giảm đau đầu, tăng khả năng ghi nhớ, tăng tập trung. Những trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể sử dụng OTiV để tăng cường sức khỏe trí não và tinh thần.

Ngoài các giải pháp trên, ba mẹ nên gần gũi và thường xuyên hỏi han con xem có gặp vấn đề gì khi quay trở lại trường hay không và theo sát thời gian biểu của con nhằm cân bằng giữa thời gian học hành - nghỉ ngơi của trẻ. Việc gần gũi và chia sẻ cùng con là cách giúp con giải tỏa căng thẳng, lo âu trong hoàn cảnh mới.

Đại dịch kéo dài tác động đến quá trình học tập của trẻ, nhưng nếu ba mẹ biết cách chăm sóc, con em mình hoàn toàn có thể vượt qua mọi thử thách và đạt được thành công trên con đường học tập.

Chăm sóc trí não cho con đúng cách khi trở lại trường - 4

(thoidaiplus.suckhoedoisong.vn).