Kết thúc cuộc hôn nhân với ca sĩ Quang Dũng dù đã có 1 con trai chung là Bảo Nam, Hoa hậu châu Á tại Mỹ Jennifer Phạm tiến đến với doanh nhân Đức Hải. 6 tháng sau khi cưới, người đẹp lên chức mẹ lần 2 khi cô con gái với chồng doanh nhân chào đời vào tháng 7/2013. Thời điểm đó, Hoa hậu Jennifer Phạm và doanh nhân Đức Hải cùng sang Mỹ để chào đón em bé. Nhóc tỳ có cái tên dễ thương là Na (tên thật là Thùy An), mang quốc tịch Mỹ.
Người đẹp cho biết sở dĩ cô sang Mỹ sinh bé Na cũng một phần nhờ có mẹ ruột ở đó chăm sóc. Bên cạnh đó, doanh nhân Đức Hải luôn túc trực bên hai mẹ con cô mọi lúc mọi nơi. Chia sẻ về bé Na khi chưa đầy 1 tuổi và được về Việt Nam, bà mẹ cho hay bé quấy hơn so với anh trai Bảo Nam nhưng luôn được mẹ rèn tính tự lập. "Con gái tôi quấn cả bố lẫn mẹ, nhưng so với Bảo Nam, cô bé nhõng nhẽo, thích làm nũng. Những tháng đầu, bé hơi quấy nhưng gần đây, bé ngoan hơn, có thể tự chơi một mình.
Trong thời gian ở cữ, tôi để bé ngủ trong nôi ở cạnh giường bố mẹ, còn bây giờ, bé đã có một căn phòng riêng. Tôi làm như vậy vì muốn tập cho con thói quen độc lập".
Có con lần thứ hai nên nàng hậu cũng không khắt khe trong việc chăm con, đặc biệt là theo một chế độ dinh dưỡng nào nhất định mà luôn để thuận theo tự nhiên. Jennifer Phạm thích tự tay chuẩn bị đồ ăn cho Na. Vào những dịp cuối tuần phải đi diễn, bà mẹ cũng nấu đồ ăn sẵn để trong tủ lạnh, doanh nhân Đức Hải hoặc người giúp việc chỉ việc hâm nóng và con gái của cô ăn.
Nói về khoản chăm con của doanh nhân Đức hải, Hoa hậu Jennifer bày tỏ sự bất ngờ vì dù là con thứ 2 của cô nhưng lại là con đầu lòng của anh Đức Hải nhưng anh lại rất có kinh nghiệm. Có lẽ nam doanh nhân đã biết được khi từ nhỏ phải làm việc nhà. "Tôi rất bất ngờ vì từ lần sinh con đầu lòng là bé Na, anh Hải đã rất có kinh nghiệm. Vì là anh trong nhà nên từ nhỏ, anh Hải cũng phải hỗ trợ mẹ giặt bỉm, pha sữa cho em. Khi chăm con, anh làm quen việc rất nhanh, tay chân không bị vụng về" - Hoa hậu Châu Á tại Mỹ kể lại.
Đặc biệt khi có bé Na, chính doanh nhân Đức Hải cũng là người giúp cô làm tư tưởng với Bảo Nam để hai anh em được thân thiết, yêu thương nhau hơn. Tuy nhiên đến lúc Jennifer sinh thêm các em Nu và Nấm thì chính bé Na lại là đứa con khiến vợ chồng Jennifer phải bận tâm nhiều vì bé có cá tính mạnh, lúc nào cũng cần có mẹ kề bên và mất một khoảng thời gian dài Na mới dần làm quen với việc có em.
Mặc dù vậy, vợ chồng doanh nhân Đức Hải cũng chưa bao giờ gặp phải bất đồng khi nuôi dạy các con và luôn để Na cũng như Nu và Nấm tự lựa chọn mọi thứ như việc chọn trường, chọn sở thích và lựa chọn học môn phụ hay không.
Bé Na hiện tại đã bước sang tuổi thứ 9, ngày càng lộ rõ những nét đẹp được thừa hưởng từ mẹ nhưng tổng thể gương mặt lại rất giống bố. Bé như một bản sao hoàn hảo của doanh nhân Đức Hải. Lúc nhỏ Na bụ bẫm nhưng càng lớn lại càng thon gọn, điệu đà. Cô nhóc thừa hưởng cả khả năng dạn dĩ, tự tin trước ống kính máy ảnh giống mẹ.
Bởi thế cô bé chưa bao giờ quấy hay tỏ ra khó chịu khi được cùng bố mẹ tham gia sự kiện hay các hoạt động từ thiện. Thậm chí mùa dịch vừa qua, Na còn cùng mẹ tự tay chuẩn bị những suất cơm hộp giàu dinh dưỡng để gửi tới những vị bác sĩ đang chống dịch. Na làm việc đầy tự tin, thoải mái và vui vẻ.
Thừa hưởng nhan sắc xinh đẹp và những phẩm chất tốt đẹp, nhiều người tin rằng con gái lớn của Jennifer Phạm sẽ trưởng thành một cô gái tài năng và giỏi giang giống mẹ.
Làm tư tưởng cho con lớn khi gia đình có thêm em nhỏ như vợ chồng Jennifer Phạm và Đức Hải là điều vô cùng cần thiết giúp trẻ hiểu và yêu thương nhau hơn. Ngoài ra, để giúp trẻ hiểu về sự có mặt của em, bố mẹ nên: Với bé dưới 18 tháng tuổi Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triến về nhận thức về "sự tồn tại" của "2", thay vì chỉ là "1". Hãy bắt đầu khi bé thứ 2 có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này: - Hãy nói cho trẻ biết: “Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không”. Hãy để bé nghe tiếng đạp của bé thứ 2 vài lần trong ngày. Hãy nói với bé: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó. - Hãy cho bé biết “Em bé sẽ ra đời như thế nào?” bằng việc cho bé 1 con búp bê hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bé biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện Với bé lớn hơn 18 tháng Khi em bé thứ 2 vẫn chưa sinh ra: Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là "em của bé". Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em". Vào ngày bé thứ 2 ra đời Vào ngày em bé thứ 2 chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với bé thứ 2 này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1 vào. Khi cả hai bé cùng chơi với nhau Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em. Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi. Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh “Con lớn phải nhường em” và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?”, “Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con”, “Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không và lại chơi với con nhé” và bạn làm động tác như giao kèo với bé. Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ. Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi. |