Đang khám thai, mẹ sững sờ nghe bác sĩ nói: "Bụng này không dễ sinh con đâu"

Quá thắc mắc, bà mẹ này đã hỏi lại bác sĩ "Tại sao?". Và sau khi được nghe tư vấn cụ thể, cuối cùng chị quyết định nghe lời bác sĩ chọn sinh mổ.

Chúng ta đều biết rằng khi bước vào giai đoạn mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi. Ví dụ như bụng sẽ to lên, ngực và hông cũng nở nang hơn, rồi có người sẽ bị nổi mụn, da dẻ sần sùi, nhưng cũng có mẹ bầu bỗng “lột xác” khi trở nên xinh đẹp hơn trong thời gian bầu bí.

Không chỉ có vậy, tùy theo cơ thể của mỗi người mà mỗi mẹ bầu sẽ sở hữu một hình dáng bụng bầu khác nhau. Có người sẽ có bụng bầu tròn, người có bụng bầu nhọn, rồi bụng bầu cao hay bụng bầu thấp, tùy theo cơ địa của mỗi người. Mới đây, một bà mẹ Trung Quốc tên Tiểu Vân đã chia sẻ về câu chuyện của chính mình và thu hút đông đảo sự chú ý trên mạng xã hội. 

Bụng bầu thấp nhọn không dễ sinh con

Tiểu Vân cho biết mình đang mang thai ở tháng thứ 9, và chỉ còn vài hôm nữa thôi là đến ngày dự sinh. Chính vì thế, việc sinh thường hay sinh mổ đã trở thành chủ đề bàn tán của cả gia đình.

Mẹ chồng thì bảo “Thôi cứ để đẻ tự nhiên, tốt cho em bé”, nhưng chị dâu lại nói: “Bụng của Tiểu Vân vừa to vừa thấp như thế, lại cộng thêm em bé cũng to nên chắc chắn bác sĩ sẽ cho sinh mổ”. Mọi người đều bảo vệ quan điểm của mình, riêng “nhân vật chính” thì chỉ im lặng, đợi đến ngày khám thai lần cuối.

Đang khám thai, mẹ sững sờ nghe bác sĩ nói: amp;#34;Bụng này không dễ sinh con đâuamp;#34; - 1

Bụng của Tiểu Vân vừa thấp vừa nhọn nên bác sĩ đã khuyên thai phụ nên lựa chọn phương pháp sinh mổ (Ảnh minh họa).

Trong lúc khám thai, Tiểu Vân đã hỏi bác sĩ rằng cô nên sinh thường hay sinh mổ. Bác sĩ xem xét và từ tốn bảo: “Chị có bụng bầu thấp nhọn nên không dễ sinh đâu. Tốt nhất là nên sinh mổ”. Quá thắc mắc, Tiểu Vân hỏi “Tại sao?”, bác sĩ trả lời rằng: “Bụng bầu của chị là “bụng nổi”, tức là bụng nhô hẳn ra phía trước. Thông thường, những người phụ nữ mang thai có hình dáng bụng này thường gặp khó khăn trong quá trình sinh. Với lại, thai nhi của chị có kích thước không nhỏ, sinh thường sẽ khó. Có nhiều trường hợp sản phụ có bụng bầu thấp giống như chị nhưng cương quyết đẻ thường. Cuối cùng vẫn phải sinh mổ mà còn phải chịu đau 2 lần, một lần đau đẻ và một lần đau vết mổ. Vì vậy, chị cứ cân nhắc”.

Sau khi hiểu rõ vấn đề, Tiểu Vân đã quyết định sinh mổ theo lời khuyên của bác sĩ.

Vì sao bụng bầu thấp nhọn lại không dễ sinh?

Theo Tiến sĩ Kirtly Parker Jones – Giáo sư danh dự Khoa Nội tiết sinh sản thuộc trường Đại học Utah (Mỹ), cơ bụng của mỗi người phụ nữ trước khi mang thai vốn dĩ đã khác nhau, thế nên khi bước vào giai đoạn bầu bí, các sợi cơ ở hai bên thành bụng của mỗi thai phụ cũng sẽ có khả năng chịu lực khác nhau.

Khi tử cung và thành tử cung mở rộng để lấy không gian cho em bé phát triển sẽ đẩy cơ bụng ra đằng trước. Với những người có cơ bụng khỏe, đồng thời trọng lượng của thai nhi không lớn thì bụng sẽ nhỏ hơn và không bị trễ xuống thấp.

Nhưng nếu kích thước thai nhi lớn, lượng nước ối nhiều, cơ bụng lỏng lẻo sẽ làm cho tử cung bị đẩy ra phía trước quá nhiều. Việc này gây khó khăn cho thai nhi trong lúc chuyển dạ, đầu của em bé sẽ không vào được đúng vị trí của khung xương chậu, từ đó quá trình chuyển dạ kéo dài.

Thời gian sinh nở quá lâu sẽ khiến cho mẹ bầu tổn hao nhiều thể lực, mà đến cuối cùng vẫn không thể sinh con bằng phương pháp sinh thường. Họ vẫn bị các bác sĩ đẩy vào phòng mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Đang khám thai, mẹ sững sờ nghe bác sĩ nói: amp;#34;Bụng này không dễ sinh con đâuamp;#34; - 3

Em bé to, lượng nước ối nhiều, cơ bụng lỏng lẻo sẽ gây khó khăn sẽ khiến cho thời gian chuyển dạ kéo dài, làm cho mẹ bầu kiệt sức (Ảnh minh họa).

Song, nói như vậy không có nghĩa là tất cả các bà mẹ mang thai có bụng bầu thấp, nhọn đều phải sinh mổ. Bạn vẫn có thể sinh thường nếu thực hiện tốt 2 việc sau đây:

1. Không tăng cân vượt quá mức quy định

Tăng cân lúc mang bầu là chuyện cần thiết vì cơ thể của bạn cần nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi. Nhưng nếu bạn tăng cân quá nhiều cũng đồng nghĩa là em bé sẽ nặng cân. Mà em bé càng lớn thì cơ hội bạn được sinh thường lại càng ít.

Do đó, nếu mẹ bầu nào muốn sinh con thường, đặc biệt là các mẹ có cơ địa bụng bầu thấp nhọn, hãy cố gắng kiểm soát tốt việc tăng cân của mình. Nhìn chung, mức tăng cân hợp lý cho thai phụ sẽ là:

- Khoảng 11,3 - 16 kg đối với phụ nữ có cân nặng trung bình trước khi mang thai.

- Khoảng 12,7 - 18,3 kg đối với phụ nữ nhẹ cân trước khi mang thai.

- Khoảng 7 - 11,3 kg đối với thai phụ thừa cân trước khi mang thai

- Khoảng 16 - 20,5 kg trong trường hợp thai phụ mang song thai.

Có như vậy, bạn mới tăng cơ hội được sinh con theo phương thức tự nhiên được.

2. Tập thể dục thường xuyên

Đành rằng trong lúc bầu bí bạn rất hay bị mệt, bị đau nhức cơ thể, tuy nhiên, đừng vì thế mà bỏ bê không chịu vận động hay tập thể dục. Bởi tập thể dục không những kích thích thai nhi hoạt động, tự điều chỉnh đầu vào đúng vị trí để sau này sinh nở thuận lợi, mà còn giúp bạn nâng cao thể lực, sức khỏe dẻo dai, giảm bớt đau nhức và chuyến lâm bồn sẽ suôn sẻ hơn.

Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng lưu ý chỉ nên tập các môn thể dục như: yoga, bơi, aerobic, đi bộ… với cường độ vừa phải để tránh bị kiệt sức hay gây hại cho em bé.

Kết hôn 6 năm không có con, vợ ngỡ ngàng khi bác sĩ nói chồng là... phụ nữ
Theo Thùy Dương. (thoidaiplus.giadinh.net.vn)