Không hề mê tín, khoa học chứng minh: Không nên sinh con vào tháng 12 âm lịch!

Vì dù sao cũng phải sinh mổ chủ động nên mẹ bầu này muốn sinh sớm một chút nhưng mẹ chồng lại không đồng ý.

Theo quan niệm xưa, tháng 12 âm lịch không phải là tháng tốt để cưới hỏi, làm nhà, sinh con vì đây là thời điểm "năm cùng tháng tận". không được may mắn. Gia đình dưới đây cũng vì quan niệm này mà xảy ra mâu thuẫn. 

Tiểu San (27 tuổi, sống tại Hà Nam, Trung Quốc) hiện đang mang bầu bé đầu lòng. Cô đã bước vào giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, cụ thể là đang ở tuần 33. Tuy vậy, Tiểu San đã tăng gần  20kg, cơ thể vô cùng nặng nề, mệt mỏi. Bác sĩ cho biết em bé trong bụng cũng có cân nặng vượt chuẩn, dự tính mẹ bầu này sẽ phải sinh mổ chứ khó có thể sinh thường. 

Mang thai mệt nhọc nên Tiểu San thực sự đang đếm từng ngày để được sinh nở. Cô bàn với chồng đợi thêm đúng 1 tháng nữa, khi thai được 37 tuần thì sẽ xin bác sĩ mổ chủ động. "Dù sao em cũng chẳng sinh thường được, con đến lúc đó chắc phải 3,5kg rồi ấy, mổ sớm giải thoát cho em", cô nói với chồng.

Không hề mê tín, khoa học chứng minh: Không nên sinh con vào tháng 12 âm lịch! - 1

Mang bầu nặng nề nên Tiểu San muốn được sinh mổ chủ động ở tuần 37.

Vậy nhưng khi mẹ chồng nghe được lại cật lực phản đối. Bà cho biết nếu 1 tháng nữa thì đúng thời điểm cận Tết Âm lịch, "năm cùng tháng tận" để em bé chào đời sẽ không tốt. Bà thuyết phục Tiểu San cố gắng thêm khoảng 10 ngày, để sang đầu năm mới sinh con thì sẽ tốt hơn. 

Tiểu San nghe vậy thì giận dỗi, cô cho rằng mẹ chồng mê tín và không hiểu cho những vất vả mình gặp phải khi mang bầu quá nặng nề, đêm mất ngủ, khó thở vì thai to. Hai người lời qua tiếng lại rồi "chiến tranh lạnh" khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng. 

Chồng Tiểu San thấy vậy, trong lần đưa cô đi khám cách đây vài ngày mới hỏi bác sĩ về chuyện sinh con tháng 12 âm lịch. Bác sĩ nghe xong mới cười nói: "Không có chuyện kiêng kị gì cả, ai đến ngày thì đẻ thôi chứ sao mà tránh được". 

Tuy nhiên sau đó, bác sĩ lại giải thích thêm rằng mẹ chồng Tiểu San khuyên đợi thêm 10 ngày cũng không sai. Bởi vì nếu tính 1 tháng nữa thì em bé trong bụng mới chỉ 37 tuần, vẫn chưa phải thời điểm đủ tháng để chào đời. Các bé nên được sinh ra ở tuần 38-40 thì sẽ tốt hơn. Thêm vào đó, thời điểm vợ chồng Tiểu San muốn con chào đời cũng là khi thời tiết lạnh giá nhất, không tốt cho sức khỏe của sản phụ và em bé. Bác sĩ khuyên tốt nhất Tiểu San nên tập trung dưỡng thai và chuẩn bị sức khỏe, đồ đạc cần thiết cho ngày sinh nở còn việc em bé chào đời vào thời điểm nào thì dù sinh mổ cũng nên để tự nhiên. Các bác sĩ sẽ theo dõi việc tăng cân của bé trong những tuần cuối và lựa chọn phương án sinh thích hợp để đảm bảo an toàn và tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Không hề mê tín, khoa học chứng minh: Không nên sinh con vào tháng 12 âm lịch! - 2

Thực tế các mẹ sinh con vào tháng cuối cùng của năm đúng là sẽ gặp một vài bất lợi. (Ảnh minh họa)

Những bất lợi khi sinh con vào tháng 12 âm lịch

Thực tế, việc mẹ chồng Tiểu San khuyên không nên sinh con vào tháng 12 âm lịch không phải không có cơ sở. Những sản phụ phải sinh vào thời điểm cuối năm này sẽ có những bất lợi dưới đây: 

Không có người chăm sóc

Tháng 12 âm lịch là tháng Chạp, là giai đoạn cuối năm, ai ai cũng bận rộn: Người đi làm, người bận việc nhà, người già thì bận nấu nướng, chuẩn bị cho một cái Tết tươm tất… Vì vậy, đứa trẻ được sinh vào giai đoạn này thực sự không phải là một giai đoạn lý tưởng. Vì cả mẹ và bé đều sẽ không có người chăm sóc, hoặc có cũng không được chu toàn.

Giai đoạn sau sinh, cả mẹ và bé đều đang yếu và cần được chăm sóc. Nếu người mẹ không có sự hỗ trợ của người thân xung quanh, phải thức dậy nửa đêm cho con ăn, thay tã, thay bỉm thì sẽ vô cùng mệt mỏi. Những cảm xúc không tích cực và sự xuống sức về thể lực khiến người mẹ cũng không có được trạng thái tinh thần tốt nhất để yêu thương con.

Thời tiết lạnh giá, dễ ngã bệnh

Tháng 12 âm lịch là thời điểm mùa đông lạnh giá, nhất là với các tỉnh phía Bắc và miền núi phía Bắc trời còn lạnh giá hơn. Ở giai đoạn sinh nở này, nếu điều kiện nhà cửa, phòng ốc không giữ ấm tốt thì rất khổ cho mẹ và bé. Trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh vì gió thổi tứ phương, dễ mắc các bệnh về hô hấp, viêm phổi.

Có ít loại rau tươi

Sau khi sinh, sản phụ cũng cần phải được bổ sung dinh dưỡng, rau xanh. Trong khi đó, rau, củ, quả lại là thứ không thể thiếu với sản phụ. Nhưng vào mùa đông không phải là mùa thu hoạch, muốn ăn rau tươi cũng không phải là điều đơn giản.

Vợ sinh con trai kháu khỉnh, chồng té ngửa khi xét nghiệm bé mang gen của chú
Theo Ngọc Linh (Dịch từ Sohu) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)