Cha mẹ sinh con, ai cũng mong muốn con mình học giỏi, mạnh khỏe và có một tương lai tươi sáng. Vì vậy, con đạt điểm cao không chỉ là niềm vui, đó còn là sự yên tâm cho quãng đường sắp tới của con. Tuy nhiên, điểm cao có thể là bước đệm vững vàng, nhưng nó không phải là tất cả.
Mỗi đứa trẻ, thậm chí là người lớn, đều có những sở thích, năng khiếu và thế mạnh riêng. Người lớn, đặc biệt là cha mẹ và thầy cô thể ép buộc tất cả trẻ em trên thế giới này đều học giỏi, và sở hữu toàn những con điểm 9,10. Hơn nữa, một đứa trẻ có trưởng thành và khôn lớn hay không, việc chăm chăm vào các con chữ chưa phải là tất cả.
Gọi mẹ có con học kém nhất lớp lên phát biểu, mẹ nói một câu khiến cô giáo vỡ lẽ
Câu chuyện có thật xảy ra tại một trường học ở Trung Quốc. Đứa bé là Xiaohue, một cô bé năng động, thông minh và nhanh nhạy. Tuy nhiên, Xiaohue lại không có năng khiếu học tập được như các bạn, thay vào đó, em yêu thích và hứng thú với các hoạt động thể thao và thường xuyên tham gia những lớp ngoại khóa này sau giờ học. Vậy nên, điểm số của em từ trước đến nay đều không cao như kì vọng của gia đình và thầy cô, mặc dù mọi người, kể cả bạn bè, đều nhìn thấy rõ sự cố gắng từng ngày của em. Hiểu được con, phụ huynh Xiaohue luôn khuyến khích và động viên con luôn cố gắng hết mình trong mọi việc, nhất là việc học, và hoàn toàn không áp đặt gánh nặng điểm số lên cô bé.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu được điều này. Đến thời điểm kết thúc năm học, nhà trường tổ chức cuộc họp phụ huynh tổng kết tình hình học tập và các kết quả cuối năm. Theo đó, giáo viên sẽ mời phụ huynh lên bục theo tên gọi của con mình.
Đến Xiaohue, thay vì gọi tên em, giáo viên lại nói trước cả hội trường:"Xin mời phụ huynh em xếp hạng cuối cùng.” Nghe cô giáo gọi tên con mình như thế, mẹ Xiaohue có chút giật mình, bởi cô không nghĩ giáo viên lại “dán nhãn” con mình như vậy, liệu cô giáo có làm như vậy với bé ngay cả khi trong lớp?” Bởi dù là “nhãn mác” tốt như “thủ khoa” hay tiêu cực như “hạn chót lớp”, đứa trẻ đều sẽ mang một áp lực nhất định và lâu dần có thể có những ảnh hưởng không đáng có đến tinh thần của trẻ.
Lấy lại bình tĩnh, mẹ Xiaohue bình tình bước lên bục một cách tự tin, không xấu hổ và phát biểu dõng dạc: “Trước hết, tôi rất vui được gặp tất cả các bậc phụ huynh ở đây. Nhưng thật đáng tiếc về phương pháp giới thiệu của giáo viên. Con gái tôi có một cái tên, tên của cháu không phải là "xếp hạng cuối cùng".
Cách mà cô giáo làm đã khiến tôi nghi ngờ rằng, điểm số của con có thể đã được cải thiện nhưng cháu không tiến bộ liệu có phải liên quan đến thái độ của giáo viên không vậy? Thứ hai, mọi đứa trẻ đều thông minh, không nhất thiết phải là một đứa trẻ có thành tích học tập tốt mới là thông minh, mới là một đứa trẻ tốt. Tôi hy vọng, giáo viên có thể đối xử công bằng, chính xác với các em mà không chỉ dựa vào kết quả học tập.”
Những lời mẹ Xiaohue nói ngay lập tức nhận được sự tán thành từ các bậc phu huynh khác. Cô giáo liền vỡ lẽ và xin lỗi mẹ con Xiaohue.
Phụ huynh và thầy cô nên làm gì?
Điểm số không phải là tất cả
Định kiến đã có từ lâu rằng những đứa trẻ đạt điểm tốt đồng nghĩa với việc đó là đứa trẻ ngoan. Nhưng thực tế điều này liệu có chính xác?
Đứa trẻ ngoan còn có thể được đánh giá dựa trên thái độ, đạo đức,.. Bên cạnh đó, trẻ có thể không có năng khiếu trong việc học, nhưng hoàn toàn nổi bật ở những thế mạnh ở não trái như hội họa, âm nhạc,...
Chỉ những đứa trẻ được công nhận mới có thể học cách tiến lên
Mỗi tiến bộ nhỏ của trẻ đều đáng được khích lệ. Ngay khi cha mẹ - người gần gũi nhất của bé - công nhận thành quả chăm chỉ của trẻ, lập tức đứa trẻ sẽ có động lực để cố gắng hơn nữa.
Vì vậy, thay vì ép uổng, công kích con một cách mù quáng, tốt hơn hết, cha mẹ nên khuyến khích và chỉ ra những điểm còn thiếu sót cho con. Khi biết cha mẹ hiểu mình, đứa trẻ sẽ chịu lắng nghe và cố gắng. Ngược lại, nếu cha mẹ liên tục la mắng con, đứa trẻ sẽ trở nên áp lực, và dễ sụp đổ nếu kết quả không được như mong muốn. Dần dà, trẻ không còn động lực để cố gắng nữa.
Ngoài kết quả học tập, những khả năng này cũng quan trọng không kém đối với trẻ
Trau dồi khả năng học tập tự chủ
Ông bà ta có câu “Học - Học nữa - Học mãi”. Do đó, khi rời khỏi ghế nhà trường, học vẫn là hoạt động nên được duy trì. Khi đó, không có áp lực từ điểm số, thầy cô, liệu trẻ còn muốn học? Vì vậy, cha mẹ nên rèn khả năng tự học cho con, để trẻ tự quản lí việc học và kết quả học tập của mình. Cha mẹ chỉ nên là những người động viên, theo dõi và uốn nắn hành trình con đi.
Quản lí cảm xúc
Kỹ năng quản lý cảm xúc tốt giúp trẻ đối mặt tốt hơn với những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống, đồng thời trẻ có thể dũng cảm đối mặt với những thất bại và thử thách trong nghịch cảnh.
Đối mặt với khó khăn, trẻ có thể kiên trì nỗ lực không thừa nhận thất bại, tính kiên cường này cho phép trẻ tiến xa hơn trên con đường của mình trong tương lai.
Cha mẹ cũng nên tạo điều kiện cho con được phát triển tâm lí lành mạnh, học cách biến ơn, khoan dung để trẻ lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc.