Khi người phụ nữ có bầu, mọi nhịp sống, sinh hoạt đều bắt đầu thay đổi, “chuyển chế độ” sang giai đoạn nuôi thêm một thiên thần trong bụng. Nhiều người luôn nghĩ rằng, khi mang thai, người mẹ phải ăn gấp đôi vì còn phải ăn cả cho con. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu tăng cân chóng mặt trong quá trình thai kỳ. Và thực sự, đây là một quan niệm sai lầm. Bởi lẽ việc ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu có nguy cơ béo phì, đi kèm với đó là những nguy cơ về tiểu đường và việc khó khăn khi sinh nở.
Có những quy tắc, kiến thức mà khi mang thai, mẹ bầu cần phải nắm được. Nếu thiếu cẩn trọng, mẹ bầu sẽ phải đối diện với hậu quả khôn lường. Sức khỏe của thai nhi liên quan trực tiếp tới thể trạng của mẹ bầu trong quá trình mang thai. Dưới đây là những điều mà mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý:
Kiểm soát cân nặng, không tăng quá 30kg
Chúng ta có thể lấy những sao nữ của showbiz để làm ví dụ. Đa phần những bà mẹ nổi tiếng này thường không tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai, sau sinh, họ nhanh chóng lấy lại được vóc dáng. Điều này cũng khiến cho nhiều cư dân mạng cho rằng họ đang làm sai sách, cố gắng giữ cân vì là một ngôi sao, không muốn mất hình ảnh. Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy.
Mẹ bầu cần phải kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai để không ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và thai nhi (Ảnh minh họa)
Về mặt y học, trọng lượng của thai nhi và nhau thai cùng với nước ối là khoảng 7kg. Điều đó có nghĩa là cân nặng của mẹ bầu trước khi mang thai chỉ cần nặng trong giới hạn đó cộng với 20,30kg là cùng. Nếu vượt qua điều đó, hoàn toàn không tốt cho quá trình sinh nở sau đó.
Đã có rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai ăn uống quá nhiều, mất kiểm soát nên khi sinh con gặp vô vàn khó khăn. Thai nhi hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn tới cân nặng cao, mẹ đẻ khó. Thai nhi quá to dễ bị ngạt trong quá trình sinh do việc sinh nở khó. Cơn đau của mẹ bầu cũng tăng lên gấp đôi so với bình thường nếu thai to. Thậm chí nhiều người rơi vào tình cảnh vì thai quá to, quá trình sinh thường không thể hoàn thành buộc phải chuyển qua sinh mổ. Và như vậy, người mẹ phải chịu 2 lần đau đớn: Vừa đau vì đẻ thường, vừa đau vì sinh mổ.
Lắng nghe tư vấn của bác sĩ, đừng quá tin vào những kinh nghiệm xưa cũ
Hãy nhớ rằng, sự tư vấn của bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên hiệu quả, chính xác và an toàn nhất cho cả mẹ và bé. Trước bất cứ vấn đề gì xảy ra trong quá trình mang thai, hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và đưa ra phương hướng giải quyết một cách khoa học nhất. Đừng dại dột tin vào những kinh nghiệm xưa cũ, tự mình loay hoay ở nhà để rồi có thể sẽ phải đối diện với những hậu quả khôn lường bởi không phải kinh nghiệm nào cũng đúng.
Mẹ bầu cần có kế hoạch ăn uống khoa học, an quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu có nguy cơ béo phì, đi kèm với đó là những nguy cơ về tiểu đường và việc khó khăn khi sinh nở. (Ảnh minh họa)
Duy trì thói quen tập thể dục: Dù là đi bộ vài bước mỗi ngày
Nhiều mẹ bầu ngừng tập thể dục sau khi mang thai vì cho rằng như thế sẽ không tốt cho em bé trong bụng. Thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Khoa học chỉ ra rằng nếu mẹ bầu lười vận động suốt cả thai kỳ sẽ thiếu sức lực để sẵn sàng cho quá trình vượt cạn thật suôn sẻ. Mẹ bầu cần phải vận động nhiều hơn, tất nhiên là phù hợp với thể lực, phù hợp với thể trạng mang thai để nâng cao sức khỏe và chờ đón ngày con yêu chào đời.