Mỗi ngày trẻ có thể trải qua nhiều cảm xúc và thay đổi tâm khác nhau như: Vui, buồn, giận dữ, thậm chí thất vọng… Tuy nhiên, bố mẹ không nên lơ là cảm xúc của trẻ vì có thể nó là biểu hiện của một số dấu hiệu tâm lý ảnh hưởng tới sự phát triển của con sau này.
Nếu bố mẹ nhận thấy trẻ có một trong những hành vi kỳ lạ dưới đây có thể là dấu hiệu trẻ đang cô đơn hoặc mắc chứng trầm cảm, bố mẹ nên chú ý đến trẻ nhiều hơn.
Trẻ gặp khó khăn khi học tập
Nếu bạn nhận thấy con mình gặp khó khăn trong việc học các kỹ năng cơ bản hay học tập, làm bài tập về nhà... chúng có thể bị khuyết khiếm trong học tập, nghĩa là con bạn sẽ gặp khó khăn hơn những đứa trẻ khác. Điều bố mẹ cần làm là quan tâm và chia sẻ với con nhiều hơn, sự trợ giúp của bố mẹ sẽ giúp tình trạng này được cải thiện.
Hiện nay, có khá nhiều trẻ bị căng thẳng vì việc học.
Trẻ nói xấu người khác
Điều quan trọng là cha mẹ phải phân biệt giữa việc trẻ nói chuyện phiếm vô hại và nói xấu người khác, bằng những lời lẽ có khả năng gây tổn thương. Mặc dù đây là tình trạng hiếm gặp ở trẻ em nhưng không phải là không có. Nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ thích được người khác chú ý hoặc nổi tiếng hơn so với bạn bè.
Trong trường hợp này, bố mẹ hãy cố gắng giải thích cho con lý do tại của việc nói xấu người khác là không tốt, có thể làm tổn thương người khác hoặc khiến người đó cũng là điều tương tự sau lưng con. Nếu nghiêm trọng hơn, trẻ có thể trở thành người bắt nạt ở trường và cần tới sự can thiệp của giáo viên.
Bố mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu việc nói xấu người khác là hành vi không tốt.
Trẻ tự làm đau mình
Nếu trẻ bắt đầu có dấu hiệu tự làm hại bản thân mình, đó là một dấu hiệu để bố mẹ thấy trẻ cần có sự chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Một số dấu hiệu có thể thấy như: Trẻ nhỏ có xu hướng tự véo, cào hoặc đấm. Trẻ lớn hơn có những hành vi tiêu cực hơn như cắt tay, rạch tay...
Trẻ dễ nhạy cảm hoặc đang đối mặt với những cảm xúc nội tâm mà chúng cho là không thể chịu đựng được. Nếu bố mẹ nhận thấy con đang tự làm hại bản thân, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt.
Trẻ tự làm đau bản thân là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý.
Trẻ dọa bỏ nhà ra đi
Các nhà tâm lý học khẳng định, nếu trẻ quá căng thẳng, xu hướng chung để giải quyết mọi việc chính là trốn chạy - bỏ nhà đi là một trong số những biểu hiện rõ ràng nhất.
Trong trường hợp này, lý do xuất phát từ việc trẻ có trí tưởng tượng phong phú và chúng thường lý tưởng hóa việc bỏ nhà ra đi, sẽ khiến chúng có cuộc sống tự do và lãng mạn về cuộc sống trên đường phố. Chúng có thể cố gắng chạy trốn để tránh bị sỉ nhục hoặc vì một hành động xấu hổ nào đã diễn ra và bị bắt quả tang.
Bố mẹ hãy làm bạn với con, cố gắng tâm sự và nói chuyện với con nhiều hơn để thiết lập một mối quan hệ đáng tin cậy, để trẻ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ bất cứ điều gì.
Bố mẹ hãy làm bạn với con, cố gắng tâm sự và nói chuyện với con nhiều hơn để thiết lập một mối quan hệ đáng tin cậy.
Trẻ sợ bóng tối
Nếu trẻ từng ngủ ngon nhưng đột nhiên bị gián đoạn giấc ngủ hoặc không thể ngủ hoặc run sợ khi tắt đèn, bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm điều này. Có thể trẻ đang cảm thấy có một mối nguy hiểm nào đó đang đe dọa chính mình. Cách nhanh nhất để giải quyết các vấn đề về giấc ngủ của con bố mẹ nên giải quyết nỗi sợ hãi ban đêm của chúng và con chúng vượt qua.
Trong trí tưởng tượng của trẻ, bóng đêm chứa nhiều bí ẩn.
Trẻ có dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Trẻ con thường vô lo vô ưu nhưng không phải chúng không có nguy cơ vật lộn với trầm cảm. Một số trẻ có những hành vi nổi loạn, không lành mạnh và đây có thể dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề tâm lý.
Thông thường, trẻ con thường không nói với người lớn về tình trạng bệnh lý của chúng vì muốn được an toàn, tuy nhiên xung quanh chúng có thể có rất nhiều vấn đề ở trường lớp, bạn bè…
Những cảm xúc của trẻ cần được chấp nhận một cách nhẹ nhàng. Nếu trẻ nói muốn tự làm hại mình, bố mẹ đừng nên coi đó là lời nói suông mà hãy đưa con gặp chuyên gia tâm lý để giải tỏa áp lực.
Nhiều trẻ có khả năng bị trầm cảm vì vấn đề học tập hoặc xung đột với bạn bè.
Trẻ đột ngột ngừng chơi với bạn bè thân thiết
Không có gì lạ khi bọn trẻ có những bất đồng và chúng thường giải quyết khá nhanh. Tuy nhiên, nếu nhận thấy con đang gặp khó khăn với những người bạn khác, đừng gọi ngay cho những người phụ huynh khác. Thay vào đó, hãy thử giúp trẻ giải quyết vấn đề.
Trường hợp này có thể xuất phát từ việc trẻ đã tranh cãi với bạn ở trường và bị cô lập. Bố mẹ nên đưa ra gợi ý về cách giải quyết vấn đề của con như học cách nói lời xin lỗi.
Việc bị bạn bè cô lập có thể gây ra gánh nặng tâm lý ở trẻ.
Trẻ nổi giận ở mọi nơi
Bố mẹ đừng nghĩ việc con nổi giận ở mọi nơi là một điều bình thường, trong trường hợp này trẻ có thể gặp khó khăn với cảm xúc của chính mình.
Trẻ có thể đang phải vật lộn để đối phó với những cảm xúc không thoải mái, như tức giận, buồn bã hoặc thất vọng. Một lý do khác khiến cơn giận dữ có thể xảy ra là khi trẻ cố gắng tự kiểm soát tình, nếu điều này xảy ra, bố mẹ hãy xem xét tình hình, an ủi và giúp con thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực thay vì trách mắng.
Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ vì sao trẻ thường nổi giận hay mè nheo ở nơi công cộng, thay vì trách mắng con.
Trẻ thiếu lòng biết ơn
Đôi khi trẻ thốt ra những lời rất thô lỗ và vô ơn. Ví dụ như trong bữa tiệc sinh nhật, khi ai đó tặng cho trẻ thứ gì đó mà chúng không thực sự quan tâm, một số trẻ có thể nhanh chóng tỏ ra không hài lòng. Nếu bố mẹ giải thích cho trẻ hiểu hành vi của mình có thể ảnh hưởng đến người khác như thế nào, trẻ sẽ biết đồng cảm. Bố mẹ cũng có thể giúp trẻ nhận ra để có được món quà, người tặng tốn kém tiền bạc, thời gian như thế nào.
Đôi khi trẻ thốt ra những lời rất thô lỗ và vô ơn và không tôn trọng những món quà được tặng.
Trẻ bắt đầu nói quá nhiều
Mọi đứa trẻ nói chuyện nhiều là điều bình thường, nhưng sẽ là vấn đề khi việc trẻ nói nhiều quá mức. Có thể đó là một phần của sự phát triển, nhưng nó cần được kiểm soát. Điều này có thể xuất phát từ việc trẻ đang tìm cách thu hút sự chú ý của mẹ hoặc những người xung quanh.
Trong trường hợp này, bố mẹ nên dành nhiều thời gian để quan tâm, chia sẻ và trò chuyện với con nhiều hơn.
Bố mẹ dành thời gian chia sẻ, quan tâm con là cách tốt nhất giúp trẻ cân bằng cảm xúc.