Nhắc đến chuyện mang thai, chắc hẳn sẽ có một số cặp đôi tự nhận mình chưa trang bị được nhiều kiến thức sinh sản. Thậm chí, có nhiều cặp vợ chồng còn nghĩ đơn giản là chỉ cần ở chung phòng cũng có thể thụ thai thành công. Thực tế, rất ít người quan tâm đến chuyện chăm sóc sức khỏe trước khi có em bé. Việc chuẩn bị hành trang trước khi mang thai là điều rất quan trọng. Đặc biệt, có 4 yếu tố cơ bản sẽ quyết định tới khả năng đậu thai thành công mà các cặp đôi không nên chủ quan bỏ qua.
1. Nắm bắt rõ thời điểm rụng trứng của phái nữ
Trong thời kỳ rụng trứng, khả năng thụ thai sau khi giao hợp của các cặp đôi có xác suất khá cao. Một số cặp vợ chồng cũng biết rằng, quan hệ trong thời kỳ rụng trứng của phái nữ có thể làm tăng khả năng thụ thai. Sau khi rụng trứng, trứng sẽ đạt độ trưởng thành tốt nhất từ 16 - 24 giờ. Nếu quá 24 giờ không được thụ tinh thì trứng sẽ hỏng và bạn cũng mất đi cơ hội mang thai thành công. Do đó, nếu muốn tiếp tục thử thì sẽ phải đợi đến chu kỳ rụng trứng của tháng sau.
2. Đảm bảo chất lượng tinh trùng của nam giới
Mang thai không chỉ là chuyện của phái yếu mà phái mạnh cũng có vai trò rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng tinh trùng giúp tăng khả năng đậu thai, ngoài việc tập luyện chăm chỉ, nam giới cũng cần bổ sung một số chất dinh dưỡng như axit folic, canxi và kẽm. Đây là những chất giúp cải thiện chất lượng tinh trùng, đáp ứng các điều kiện cơ bản giúp các cặp đôi thụ thai thành công.
3. Duy trì cơ quan sinh sản khỏe mạnh
Sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau thì nó phải quay trở lại tử cung của người phụ nữ để làm tổ. Lúc này, đường đi trở lại buồng tử cung của nữ giới phải ổn định, không có các chất dính ở khung chậu.
Trong trường hợp nữ giới bị viêm nhiễm phụ khoa, có dịch nhầy dính thì tinh trùng sẽ khó đi qua và làm ảnh hưởng tới quá trình này.
4. Nội mạc tử cung phải nguyên vẹn
Điều kiện cuối cần kể đến chính là nội mạc tử cung nữ giới phải nguyên vẹn. Bởi điều này sẽ góp phần giúp phôi thai tiếp tục phát triển và lớn lên. Nếu nội mạc tử cung có sẹo hay bị viêm thì phôi thai sẽ khó làm tổ, từ đó gây ảnh hưởng đến giai đoạn thụ thai.
Nguồn: Sohu