Nhiễm độc niệu được coi là giai đoạn cuối của bệnh thận. Một khi đã được chẩn đoán nhiễm độc niệu, ngoài việc dùng thận ghép để điều trị thì chỉ có thể kéo dài sự sống nhờ lọc máu suốt đời. Theo thống kê, tại Trung Quốc hiện có hơn 3 triệu người mắc bệnh nhiễm độc niệu và số lượng bệnh nhân vẫn đang tiếp tục tăng cao. Hầu hết những người mắc bệnh nhiễm độc niệu đều nằm trong độ tuổi từ 20 đến 40, điều này có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống sai lầm của người dân.
Xiaoqing là một nam sinh 20 tuổi, sống tại Trung Quốc. Anh vừa trải qua quá trình học tập chăm chỉ ở trường trung học, cuối cùng đã trúng tuyển vào trường đại học mà anh mơ ước.
Tuy nhiên, sau 4 tháng nhập học, Xiaoqing phải nhập viện vì buồn nôn và sốt cao. Sau khi khám tại bệnh viện, bác sĩ cho biết lượng creatinine trong máu của anh đạt 863μmoI/L, lượng nước tiểu là 200ml/ngày, hàm lượng này rất bất thường. Bên cạnh đó, thận của anh cũng có dấu hiệu bị teo lại. Khi bố mẹ Xiaoqing chạy đến, bác sĩ chẩn đoán anh ấy đã bị nhiễm độc niệu. Kết quả này khiến 2 ông bà bị sốc nặng. Xiaoqing đang ở độ tuổi có “sức khỏe vàng”, tại sao lại có thể mắc phải căn bệnh này?
Xiaoqing cho biết, mình đã học rất chăm chỉ ở trường trung học, thức đến một hoặc hai giờ sáng mỗi ngày, thậm chí không có thời gian để đi vệ sinh. Bên cạnh đó, bố mẹ Xiaoqing đã đặt hàng loạt những món ăn chế biến sẵn để bổ sung sức khỏe cho con trai. Làm những điều này liên tục trong 3 năm qua, nó đã gieo một lời nguyền lên sức khỏe của anh ta. Cả Xiaoqing và bố mẹ đều tiếc nuối và ân hận, thời gian còn lại chỉ có thể chạy thận suốt đời để duy trì các hoạt động sống.
Điều đầu tiên: thức khuya và nhịn tiểu
Những người bận bịu thường có thói quen nhịn tiểu để không ảnh hưởng đến công việc. Điều này không chỉ khiến gây ra sưng bàng quang, mà một khi nước tiểu trở lại cơ thể sẽ gây nhiễm trùng thận, thậm chí dẫn đến tiểu ra máu. Bên cạnh đó, thói quen này cũng khiến gây nhiễm trùng đường tiểu và viêm bể thận. Nhìn chung, thường xuyên thức khuya sẽ từng bước khiến bệnh suy thận “ghé thăm” bạn.
Điều thứ hai: Thường xuyên ăn thức ăn sẵn
Đối với giới trẻ hiện nay, họ thích ăn các loại thức ăn chế biến sẵn, ngày ba bữa không lặp lại, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, để cải thiện cảm giác ngon miệng và tăng khẩu vị của mọi người, hầu hết các cơ sở kinh doanh sẽ cho thêm nhiều chất điều vị, đặc biệt là muối. Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, tăng gánh nặng bài tiết cho thận và làm bệnh thận nặng thêm.
Hai điều này có thể là nguyên nhân chính khiến nam sinh viên 20 tuổi bị nhiễm độc niệu. Khi sắp xuất hiện tình trạng nhiễm độc niệu, nước tiểu sẽ chuyển sang màu vàng, có mùi hôi và hơi thở cũng có mùi hôi. Vì vậy, việc phát hiện bệnh thận kịp thời và điều trị sớm là bước quan trọng để phòng tránh bệnh nhiễm trùng niệu. Bên cạnh đó, xây dựng một lối sống tốt, ăn uống nhạt, uống nhiều nước cũng sẽ hỗ trợ cho việc bảo vệ 2 quả thận “quý như vàng”.