Nước chanh không chỉ là thức uống giải nhiệt ngày hè mà còn được rất nhiều chị em dùng để giảm cân, thải độc và chữa bệnh. Thực tế, hiếm có loại nước giải khát nào vừa ngon lành, bổ dưỡng mà lại dễ pha chế như nước chanh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, một trong những sai lầm phổ biến hiện nay là vắt chanh lấy nước nhưng lại vứt bỏ vỏ. Họ không biết rằng, vỏ của quả chanh mới là một trong những phần bổ dưỡng. Vì vậy, khi dùng chanh để giải khát hay chữa bệnh, chúng ta nên nạo lấy vỏ, hoặc thái ngang quả chanh thành từng lát khi pha chế để tận dụng tinh chất vỏ chanh.
Ảnh minh họa
Để an toàn, nên pha nước chanh với công thức sau:
- Uống nước chanh ấm mỗi sáng nên pha loãng 2 thìa cà phê mật ong với 1 quả chanh và 300ml nước ấm là công thức tốt nhất.
- Không nên uống nước chanh thay nước lọc, không thêm nhiều đường vì sẽ gây béo phì.
- Hạn chế lạm dụng nước chanh để giảm cân. Thời điểm uống thích hợp nhất là vào 3 thời điểm: sau khi thức dậy, sau bữa ăn và buổi tối.
- Đối với những người đang mắc bệnh về dạ dày không nên uống nước chanh vào buổi sáng, hoặc chỉ nên uống 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần vài giọt nước cốt chanh.
4 đối tượng nên dừng uống nước chanh càng sớm càng tốt
Ảnh minh họa
Người bị đau dạ dày
Mặc dù lợi ích của chanh thường tập trung ở đường ruột, nhưng theo chuyên trang sức khỏe Medicalnewstoday, uống quá nhiều nước chanh sẽ làm các bệnh dạ dày trầm trọng hơn. Ngoài ra, nước chanh cũng là "thủ phạm" gây nên chứng trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng như cổ họng có cảm giác nóng rát, ợ nóng, nôn và buồn nôn. Khi thấy dấu hiệu này, chị em phải ngưng uống ngay để bệnh khỏi hẳn.
Xuất hiện cơn đau nửa đầu
Theo nhà thần kinh học Rebecca Traub, chanh tuy tốt nhưng cũng là tác nhân gây ra chứng đau đầu và đau nửa đầu nghiêm trọng. Cụ thể, nước cốt chanh có tính axit sẽ gây ra các vấn đề tiêu hóa, dẫn đến những cơn đau đầu thường xuyên. Các nghiên cứu trước đó cũng từng chứng minh điều này là đúng.
Mặt khác, trong chanh cũng chứa axit amin tyramine làm cho máu dồn lên não bất ngờ. Nếu bỗng nhiên bạn bị xuất hiện những cơn đau đầu không rõ lý do hãy nghĩ đến việc nên dừng uống nước chanh.
Đi tiểu nhiều bất thường
Nước chanh có công dụng như một chất lợi tiểu. Vì vậy, loại nước này không chỉ làm tăng tần suất đi tiểu mà còn khiến cơ thể mất nước. Tính axit trong chanh còn gây kích ứng bàng quang, làm bạn cứ buồn tiểu mãi không thôi.
Bên cạnh đó, nước chanh cũng giúp loại bỏ chất điện giải và natri dư thừa thông qua nước tiểu, gây thiếu kali nếu uống quá nhiều. Thiếu kali nặng có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như yếu cơ, giật cơ, chuột rút … thậm chí là gây liệt cơ và dẫn tới tử vong.
Người bị loét miệng, nhiệt miệng
Uống nước chanh trong khi loét miệng, nhiệt miệng chẳng khác nào "tiếp tay" cho bệnh nặng thêm. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, vết loét miệng thường sẽ lành sau 1 - 2 tuần, cần hạn chế uống nước chanh trong thời điểm này. Tính axit cao trong chanh có thể kích thích bệnh nặng hơn dù vết lở rất bé.