Sẹo lồi xuất hiện do đáp ứng quá thừa của mô với tổn thương da trong quá trình hồi phục vết thương. Sẹo lồi xuất hiện thường gây ngứa đau không tự thuyên giảm mà hay có hướng phát triển trở lại sau khi cắt đi.
Những đặc điểm của sẹo lồi
- Sẹo lồi xuất hiện là do sự phát triển tăng sinh quá mức về số lượng lẫn trật tự của các mô sợi trong lớp biểu bì. Sẹo lồi có hình dạng lồi so với bề mặt da không đau, không đỏ màu sắc tương đối giống với làn da xung quanh vùng sẹo.
- Sẹo phì đại là những vết sẹo nhô lên khỏi bề mặt da, màu đỏ hồng, có kích thước và hình dạng tương ứng với vết thương. Đặc biệt với sẹo phì đại bạn không cần phải điều trị cũng trở thành loại sẹo bình thường sau 6-12 tháng.
- Sẹo lồi thường không gây cảm giác khó chịu gì ngoại trừ vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số sẹo lồi có thể gây ngứa, hơi đau hoặc cảm giác căng cứng.
Sẹo lồi hay mọc ở những vị trí nào?
Sẹo lồi thường gặp nhiều nhất ở vùng trước xương ức sau đó là dưới dái tai, da mặt, cổ dưới, ngực trên, bụng, vai, lưng, cổ, tứ chi.
Nguyên nhân xuất hiện sẹo lồi
Một trong những khiến sẹo lồi xuất hiện bao gồm:
- Chấn thương hay vết rách do tai nạn.
- Vết cắt do phẫu thuật các loại và bỏng da.
- Một số bệnh ngoài da như nhiễm trùng hay trứng cá.
- Người có cơ địa sẹo lồi, vết thương căng quá hoặc trùng quá và tồn tại vật lạ trong da.
Cách trị sẹo lồi bằng thiên nhiên
1. Cách trị sẹo lồi bằng nghệ
Nghệ chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất giúp ức chế sự phát triển và phá hủy hắc tố melanin ngăn chặn sự tổ chức mô xơ trên da từ đó tái tạo trị thâm sẹo lồi hiệu quả.
Để thực hiện bạn làm các bước sau:
- Lấy 1 thìa tinh bột nghệ trộn đều với 1 thìa sữa chua theo tỷ lệ 1:1. Sau đó dùng hỗn hợp bôi lên vùng da bị sẹo lồi để trong 30 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Thực hiện 2-3 lần/tuần đến khi sẹo dần biến mất.
2. Cách trị sẹo lồi bằng nha đam
Nha đam được biết đến là khắc tinh của sẹo lồi. Nha đam chứa nhiều vitamin và các chất kháng viêm giúp ngăn ngừa sự phát triển của sẹo. Khi sử dụng đúng cách sẽ trị sẹo dứt điểm và trả lại làn da trắng sáng.
Để thực hiện bạn làm theo cách sau:
- Lấy nha đam gọt vỏ rồi lấy gel trong đắp lên vùng da bị sẹo, vừa đắp vừa mát xa trong 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Áp dụng 3 lần/tuần để sẹo lồi nhanh chóng biến mất.
- Nha đam có thể gây dị ứng với da nhạy cảm nên nếu có hiện tượng dị ứng bạn nên dừng ngay phương pháp này.
3. Cách trị sẹo lồi bằng mật ong
Mật ong chứa nhiều vitamin A, E cùng các chất kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng trên da và điều trị sẹo lồi hiệu quả. Đồng thời mật ong giúp kích thích lớp tế bào da mới phát triển và tăng cường sức đề kháng cho da.
Cách thực hiện:
- Bạn thoa 1 lớp mật ong lên vùng da bị sẹo đã làm sạch sau đó dùng tay massage nhẹ nhàng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Thực hiện hàng ngày đến khi sẹo mờ và biến mất.
4. Cách trị sẹo lồi bằng hành tây
Hành tây giàu Vitamin C, Kali, Quercetin và Selen vùng các chất kháng khuẩn, chống oxy hóa giúp điều trị sẹo lồi hiệu quả.
Để thực hiện bạn làm như sau:
- Hành tây rửa sạch lột vỏ sau đó cắt nhỏ và giã nát thu được hỗn hợp.
- Đắp hỗn hợp lên vùng da bị sẹo khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước ấm. Thực hiện 2-3 lần/tuần đến khi sẹo lồi biến mất.
5. Cách trị sẹo lồi bằng rau má
Rau má không chỉ có tác dụng giải độc mát gan mà còn giúp điều trị sẹo lồi an toàn hiệu quả. Bên cạnh đó rau má chứa nhiều chất triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da. Các hợp chất trong cây rau má ức chế việc sản xuất collagen trong các mô sẹo quá mức và thúc đẩy sự phát triển tái tạo làn da mới.
Để thực hiện bạn làm theo các cách sau:
- Lấy rau má rửa sạch rồi giã nát thu được hỗn hợp.
- Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị sẹo đã làm sạch trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước mát.
- Áp dụng 2-3 lần/tuần đến khi sẹo hoàn toàn biến mất.
6. Cách trị sẹo lồi bằng tỏi
Tỏi có chứa hàm lượng khá lớn benzoyl peroxide và sulphur có tác dụng tẩy tế bào chết trên da, tiêu diệt vi khuẩn, kích thích tái tạo da; thúc đẩy nhanh chóng quá trình làm lành vết thương, làm mờ sẹo hiệu quả.
Để điều trị sẹo lồi bằng tỏi bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:
- Cách 1: Cắt lát hoặc băm nhuyễn nhánh tỏi sau đó đắp trực tiếp lên bề mặt sẹo trong 3 phút rồi rửa lại. Áp dụng thực hiện 2-3 lần/tuần đến khi sẹo biến mất.
- Cách 2: Bạn bóc tỏi sau đó ép lấy nước đủ dùng thoa lên phần da có sẹo lồi trong khoảng 5-10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Áp dụng 2-3 lần/tuần để có kết quả.
- Lưu ý: Không nên để lưu tỏi quá lâu trên da để tránh kích ứng mẩn đỏ nặng hơn là da bị bỏng phồng rộp.
7. Cách trị sẹo lồi bằng gừng
Trong gừng tươi chứa nhiều khoáng chất và các vitamin như Mg, Co, Ca, K, Fe, vitamin B, vitamin C, vitamin E và các Caroten giúp ức chế sự phát triển quá mức của collagen và ngăn ngừa điều trị sẹo lồi hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy gừng rửa sạch gọt vỏ sau đó giã nát sau đó trộn với 1 thìa mật ong thu được hỗn hợp.
- Dùng hỗn hợp bôi lên vùng da bị sẹo đã làm sạch mát xa trong 15 phút. Áp dụng thực hiện 2-3 lần/tuần để sẹo lồi nhanh biến mất.
Một số phương pháp điều trị sẹo lồi theo công nghệ mới nhất
Có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cụ thể bao gồm các phương pháp như: nội khoa, ngoại khoa, xạ trị và các biện pháp vật lý khác. Chi tiết như sau:
1. Nội khoa
+ Tiêm Corticosteroids
Corticosteroid giúp ức chế alpha 2-macroglobulin, một chất có tác dụng ức chế collagenase. Corticosteroid tiêm vào sẽ giúp ngăn chặn lượng collagenase và làm thoái hóa collagen. Phương pháp này áp dụng với sẹo lồi nhỏ và tiêm lặp lại 1-2 lần/tháng tùy theo diễn biến của sẹo lồi. Tỷ lệ tái phát khoảng 30-90% sau khi điều trị.
+ Điều trị bằng Interferon
Sử dụng phương pháp Interferon-alpha & gamma ức chế tổng hợp collagen bằng cách khử Ribonucleic acid thông tin nội bào. Từ đó sẹo lồi được phẫu thuật cắt bỏ và tiêm Interferon sau đó để ngừa tái phát. Áp dụng phương pháp này với liều lượng tiêm là 1 triệu đơn vị vào mỗi centimét chiều dài da xung quanh vị trí sẹo ngay sau khi phẫu thuật, và tiêm nhắc lại 1 đến 2 tuần sau đó. Đối với những bệnh nhân bị sẹo lồi nặng thì việc điều trị bằng Interferon sẽ rất tốn kém và bệnh nhân phải được tiền mê bằng Acetaminophen để điều trị những triệu chứng giống bệnh cúm do Interferon gây ra.
+ Điều trị bằng 5-fluorouracil
Phương pháp điều trị sẹo lồi bằng cách tiêm chất 5-fluorouracil (5-FU) vào sẹo đã được dùng một cách thành công trong điều trị những sẹo lồi cô lập, nhỏ. Trung bình sau 5-10 lần tiêm mới đạt hiệu quả. Nếu tiêm hỗn hợp 0,1 ml Triamcinolone acetonide 10 mg/ml và 0,9 ml 5-FU (50 mg/ml) kết quả sẽ tốt hơn.
2. Điều trị sẹo lồi bằng phương pháp ngoại khoa
Phương pháp này chỉ áp dụng khi sẹo lồi không điều trị được bằng phương pháp nội khoa. Khi điều trị ngoại khoa, các bác sĩ sẽ cắt bỏ sẹo và khâu kín, ghép da với mảnh da ghép toàn phần hay ghép da mỏng để giảm lực căng trên toàn bộ da được khâu. Trước khi cắt bỏ sẹo lồi, bác sĩ sẽ lưu ý đến những nguy cơ chính đi kèm với sự tái phát của sẹo lồi như:
- Tiền sử gia đình về sẹo lồi và chỗ phẫu thuật bị nhiễm trùng;
- Vị trí phẫu thuật trên cơ thể (nhất là giữa ngực và vai);
- Loại chấn thương gây ra sẹo (bỏng do nhiệt hoặc hóa chất);
- Căng da trong thời kỳ hậu phẫu;
- Da sậm màu nhóm 4-6 theo phân loại Fitzpatrick.
Tỷ lệ tái phát cho thủ thuật cắt bỏ sẹo lồi đơn giản không kèm những biện pháp phụ trợ hậu phẫu dao động từ 50 – 80%.
3. Điều trị sẹo lồi bằng xạ trị
Tia phóng xạ được dùng như một đơn liệu pháp hoặc kết hợp với phẫu thuật để dự phòng tái phát sẹo lồi sau khi cắt bỏ. Chiếu xạ sẽ hiệu quả hơn nếu được áp dụng sau hai tuần đầu sau khi cắt bỏ sẹo (là thời gian mà các nguyên bào sợi đang phát triển). Liều chiếu xạ thường dùng là 300 rads (5Gy) bốn lần/ngày * bốn đến năm ngày hoặc 500 rads (5Gy) bốn lần/ngày * ba ngày bắt đầu từ ngày phẫu thuật.
Sử dụng xạ trị từng đợt ngắn liều cao kết hợp cắt bỏ sẹo mang lại sự an toàn hiệu quả, Tỷ lệ thành công của phương pháp này khoảng 88%.
Trên đây là tổng hợp những phương pháp cách trị sẹo lồi hiệu quả an toàn tại nhà. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ lựa chọn cho mình những phương pháp trị sẹo lồi tốt nhất.