Phô mai là một trong những sản phẩm đặc biệt dành cho trẻ bởi có chứa nhiều các chất béo từ sữa và protein. Nguồn gốc của phô mai là từ phương Tây và chủ yếu xuất hiện trong những loại bánh ngọt, món ăn của người Việt Nam.
Hương vị và chủng loại của thực phẩm này cũng rất đa dạng và phong phú. Không chỉ là món khoái khẩu của người lớn mà trẻ nhỏ cũng đặc biệt hứng thú với loại thực phẩm này. Tuy vậy, việc 1 tuần cho bé ăn phô mai mấy lần và ăn như thế nào là đủ lại rất ít được quan tâm.
Phô mai là một trong những sản phẩm đặc biệt dành cho trẻ bởi có chứa nhiều các chất béo từ sữa và protein. (Ảnh minh họa)
1 tuần cho bé ăn mấy lần phô mai là đủ?
Theo Thạc sỹ, Bác sĩ Đinh Thị Bích Thủy - Viện Dinh Dưỡng lâm sàng thì các mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn phô mai khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi). Tuy nhiên, cần cho trẻ ăn với lượng từ từ, ăn từng ít một để có thể thăm dò các phản ứng của con. Nếu như thấy con bắt đầu xuất hiện những hiện tượng lạ thì mẹ cần ngưng và hỏi thêm ý kiến bác sĩ.
Trong thành phần của phô mai có chứa muối, chất béo bão hòa, cholesterol không tốt cho sức khỏe của bé nên việc chú ý đến liều lượng khi cho trẻ ăn là hoàn toàn cần thiết. Liều lượng ăn phô mai dành cho các bé được tính như sau:
- Đối với phô mai tươi màu trắng dạng kem:
+ Trẻ từ 5-6 tháng: Khoảng 13g/lần.
+ Trẻ từ 7-8 tháng: Khoảng 20-24g/lần
+ Trẻ từ 9-11 tháng: Khoảng 24g/lần
+ Trẻ từ 12-18 tháng: 24-29g/lần
Liều lượng ăn phô mai dành cho trẻ nên cân đối. (Ảnh minh họa)
- Đối với phô mai miếng, viên:
+ Trẻ từ 7-8 tháng: 12-14g/lần
+ Trẻ từ 9-11 tháng: 14g/lần
+ Trẻ từ 12-18 tháng: 14-17g/lần
Theo đó, mẹ có thể cho trẻ ăn thường xuyên hàng ngày với lượng như trên, không nên ăn quá nhiều phô mai một lần vì có thể khiến đầy bụng. 1 tuần cho bé ăn phô mai rắc mấy lần? Liều lượng và tần suất ăn phô mai rắc tương tự như cách tính lượng ăn phô mai viên, miếng.
Sử dụng phô mai mang đến hiệu quả cho bé
Chọn chủng loại phô mai phù hợp
Khi chọn phô mai, mẹ nên chọn loại phô mai phù hợp với độ tuổi của bé. Thông thường, đối với các bé dưới 1 tuổi nên chọn loại phô mai có hàm lượng chất béo không nên vượt quá 20%. Hiện nay, loại phô mai phổ biến nhất tại Việt Nam là loại được đóng hộp tròn xếp thành 8 miếng. Trong khi phô mai tươi và phô mai khô thì đa dạng chủng loại hơn nhưng lại ít phổ biến hơn. Mẹ nên kiểm tra bao bì sản phẩm và thời gian sử dụng phô mai.
Ăn với số lượng vừa phải khi trẻ mới bắt đầu ăn
Khi bé bắt đầu bước sang tháng thứ 6 thì mẹ có thể bổ sung phô mai cho trẻ trong chế độ ăn dặm để giúp cung cấp năng lượng, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết.. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu cho ăn, mẹ nên cho bé ăn một lượng nhỏ, sau đó, quan sát phản ứng của trẻ như thế nào. Nếu như thấy dấu hiệu lạ thì mẹ cho bé ngừng ăn và hỏi ý kiến bác sĩ.
Không nên kết hợp phô mai với những loại thực phẩm không phù hợp
Các loại thực phẩm phù hợp nấu chung cùng phô mai chủ yếu gồm cà rốt, thịt bò, thịt gà, khoai tây, tôm,... Không nên nấu chung cùng rau dền, rau mồng tơi, cua, lươn. Ngoài ra, cần phải điều chỉnh liều lượng dùng sao cho phù hợp. Chẳng hạn như kết hợp thịt, cá, trứng nên đảm bảo liều lượng phù hợp thể trạng trẻ, tránh trường hợp bị thừa thiếu đạm.
Mẹ nên sử dụng phô mai đúng cách cho bé. (Ảnh minh họa)
Không nên nấu phô mai với nhiệt độ cao
Để nguội món ăn cần chế biến còn khoảng 80 độ C sau đó mới cho phô mai vào để giúp phô mai không bị mất chất.
Không nên chỉ sử dụng phô mai
Chỉ nên cho trẻ ăn phô mai giống như thực phẩm bổ sung, thức ăn phụ, không nên thay thế những loại thực phẩm chính như sữa và sữa mẹ do phô mai có chứa rất nhiều chất béo, chất đạm, canxi nhưng lại không có vitamin, khoáng chất cần thiết dành cho bé nên dễ dẫn đến nguy cơ táo bón và béo phì.
Không cho trẻ ăn phô mai trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ
Do trong phô mai có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên nếu trẻ ăn trước bữa ăn chính sẽ khiến no bụng và bỏ bữa. Còn nếu ăn trước khi đi ngủ, trẻ khó có thể tiêu hóa được hết dẫn đến bị chướng bụng, khó tiêu, khó ngủ.