Giấc ngủ đối với trẻ em là rất quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh và cảm xúc. Trẻ em trong giai đoạn sơ sinh thường ngủ từ 18-20 giờ vào bất cứ lúc nào trong ngày, mỗi giấc có thể kéo dài 2-3 giờ. Khi trẻ ngủ cũng là lúc não bộ xử lý những thông tin tiếp nhận trong ngày và sản xuất hormone tăng trưởng có ích cho sự phát triển của xương và cơ bắp.
Vì vậy, nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng cho giấc ngủ và sự phát triển của con mình khi thấy thường xuyên vặn mình, rướn người khi ngủ. Nhiều ông bố bà mẹ vì thế mà cố gắng tìm mọi cách để con mình ngủ ngon và thoải mái hơn.
Trên thực tế, việc trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, rướn người và giật mình trong những tháng đầu đời là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, nó thường chỉ xảy ra trong vài giây rồi sau đó hết ngay lập tức do đó các bậc cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều.
Thế nhưng nếu hiện tượng rướn người và giật mình này diễn ra khá thường xuyên thì ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này cho trẻ.
Tại sao một số trẻ hay vặn mình khi ngủ và ngủ không sâu giấc?
Việc trẻ vặn mình, rướn người khi ngủ là một hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu việc này diễn ra thường xuyên, cha mẹ cần chú ý. Điều này có thể do một số nguyên nhân sau gây ra.
Nhiệt độ phòng khiến bé khó chịu
Sự ảnh hưởng của môi trường, thời tiết, nhiệt độ đôi khi khiến trẻ thường xuyên vặn mình khi ngủ. Có thể do nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh khiến trẻ ngủ không ngon. Trẻ sẽ cử động, di chuyển để tìm tư thế thoải mái để ngủ, do đó, chất lượng giấc ngủ của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định.
Đặc biệt vào mùa hè, một số trẻ có thể thường xuyên ngủ gật lúc nửa đêm và lăn lộn trên giường. Trong trường hợp này cha mẹ nên tìm cách hạ nhiệt kịp thời để tránh tình trạng trẻ ra mồ hôi quá nhiều gây mất nước.
Nhiều gia đình hiện nay đều lắp điều hòa nhiệt độ, vậy nên nếu kiểm tra cảm thấy con đang nóng thì cha mẹ cũng phải nhanh chóng bật điều hòa để làm mát cho trẻ, nếu không, chất lượng giấc ngủ của trẻ bị giảm sút. Từ đó sự phát triển trí não và khả năng tăng trưởng của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Sau khi trẻ ra mồ hôi, cha mẹ nên chú ý lau mồ hôi trên người cho trẻ trước, thay quần áo cho trẻ khô ráo rồi mới bật điều hòa. Cha mẹ nên tránh hạ nhiệt độ phòng khi con đang đổ nhiều mồ hôi, sẽ khiến con bạn lại bị cảm lạnh.
Sự ảnh hưởng của môi trường, thời tiết, nhiệt độ đôi khi khiến trẻ thường xuyên vặn mình khi ngủ.
Trẻ mơ
Nếu môi trường của trẻ thoải mái hơn, không quá lạnh hoặc quá nóng, nhưng trẻ vẫn cứ vặn mình khi ngủ, điều đó có thể là do trẻ đang gặp ác mộng, hoặc cảm xúc trong giấc mơ khiến trẻ khá hưng phấn và dễ bị kích động.
Về tình trạng này, cha mẹ không thể làm ngơ, cần có biện pháp xử lý tương ứng. Nguyên nhân khiến trẻ hưng phấn sau khi chìm vào giấc ngủ có thể là do trước khi đi ngủ trẻ chơi một số trò chơi vận động mạnh hay khiến trẻ có những cảm xúc mạnh. Vì vậy, khi chìm vào giấc ngủ, tâm trí của trẻ vẫn còn “dư âm” của những cảm xúc đó.
Thực tế, trước khi trẻ chuẩn bị đi ngủ, cha mẹ nên để ý đến cảm xúc của trẻ, không nên làm trẻ quá phấn khích, quá hưng phấn hay quá buồn bã. Tốt nhất nên đọc sách cho trẻ nghe trước khi đi ngủ để trẻ bình tĩnh lại.
Nếu không, một số trẻ có thể vẫn rất phấn khích sau khi chìm vào giấc ngủ, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Nếu trẻ thường xuyên vặn mình khi ngủ, điều đó có thể là do trẻ đang gặp ác mộng, hoặc cảm xúc trong giấc mơ khiến trẻ khá hưng phấn và dễ bị kích động.
Môi trường ngủ không đảm bảo
Trẻ hay vặn mình trên giường ngủ cũng có thể do cha mẹ nói chuyện quá lớn sau khi trẻ ngủ say. Tiếng ồn sẽ cản trở trẻ đi vào giấc ngủ sâu. Một số trẻ có giấc ngủ khá nông và nếu người lớn nói quá to, trẻ có thể bị đánh thức hoặc khó đi vào giấc ngủ sâu.
Nếu muốn tránh tình trạng này, các bậc cha mẹ nên chú ý tạo cho trẻ một môi trường ngủ thoải mái hơn. Hãy cố gắng tạo cho trẻ ngủ trong môi trường yên tĩnh, tránh tiếng ồn lớn quấy rầy trẻ.
Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, hay vặn mình khi ngủ. Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ có điều bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ gặp bác sĩ để thăm.
Cha mẹ nên chú ý tạo cho trẻ một môi trường ngủ thoải mái hơn. Hãy cố gắng tạo cho trẻ ngủ trong môi trường yên tĩnh, tránh tiếng ồn lớn quấy rầy trẻ.
Trẻ ngủ không ngon, hay mình, giật mình khi ngủ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ thể
Trên thực tế, nếu cha mẹ không sớm tìm cách khắc phục, giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể các con.
Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ
Trẻ nằm sấp trên giường, hay vặn mình, giật mình cũng là một trong những nguyên nhân chứng tỏ chất lượng giấc ngủ của trẻ chưa tốt, trẻ chưa thể đi vào giấc ngủ sâu. Nếu chất lượng giấc ngủ không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tăng trưởng bình thường của trẻ.
Bởi ở cơ thể trẻ, việc tiết hormone tăng trưởng đạt đỉnh điểm từ 9 giờ tối đến 2 giờ sáng. Khoảng thời gian này tốt nhất nên đảm bảo trẻ đi vào giấc ngủ sâu, sẽ có lợi hơn cho sự phát triển của trẻ. Nếu giấc ngủ bị làm phiền, việc phát triển của con sẽ bị ảnh hưởng, đây là nguyên nhân khiến một số trẻ chậm lớn.
Chất lượng của giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não của trẻ
Cha mẹ mong rằng mình có thể nuôi dạy những đứa trẻ thông minh hơn, và việc trẻ thông minh hay không liên quan trực tiếp đến sự phát triển trí não của trẻ.
Một số trẻ không được đảm bảo chất lượng giấc ngủ từ nhỏ và ít khi đi vào giấc ngủ sâu sẽ khiến tốc độ phát triển trí não diễn ra chậm hơn. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chỉ số IQ của trẻ, do đó các bậc phụ huynh cần lưu ý.
Vậy cha mẹ nên làm gì để trẻ sơ sinh hết vặn mình?
Để làm giảm hoặc chấm dứt tình trạng vặn mình, giật mình của trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây:
Thay tã bỉm khô sạch, êm ái, quần áo rộng thoải mái
Cha mẹ nên chọn cho trẻ những loại tã thấm hút tốt để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ. Mặc cho trẻ những bộ quần áo ngủ rộng rãi và đủ ấm.
Cần giặt giũ chăn nệm của trẻ thường xuyên, vệ sinh phòng sạch sẽ để trẻ không bị cảm giác ngứa ngáy hay khó chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Cha mẹ nên quan tâm đến cảm xúc của trẻ, gần gũi Có thể hát ru, xoa dịu hoặc nói chuyện cùng với trẻ để trẻ cảm thấy an toàn và được che chở hơn.
Xoa dịu bé, để trẻ thoải mái không vặn mình
Khi thấy trẻ hay vặn mình thì mẹ có thể ôm trẻ vào lòng âu yếm để trẻ được dễ chịu hơn. Có thể hát ru, xoa dịu hoặc nói chuyện cùng với trẻ để trẻ cảm thấy an toàn và được che chở hơn.
Quan tâm đến cảm xúc của con
Trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi vặn vẹo đều rất bình thường, đôi khi đó là cách để trẻ giãn các cơ và khớp khi nằm một chỗ quá lâu và hiện tượng này sẽ tự mất khi trẻ được 4 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh vặn mình cũng là cách để trẻ thể hiện rằng trẻ đang mỏi, khó chịu, trẻ đói, mệt hay bị ướt tã... Chính vì thế, cha mẹ cần lưu ý đến những cảm xúc của con để có biện pháp khắc phục kịp thời.