Có rất nhiều gia đình chung sống ba thế hệ không tránh hỏi tâm lý "mẹ chăm con không bằng bà chăm cháu”. Thực tế, cách nuôi dạy con của các bậc cha mẹ trẻ rất khác so với thế hệ lớn tuổi hơn như ông bà, về cả quan niệm lẫn phương pháp.
Có sự khác biệt giữa việc chăm con giữa ông bà - cha mẹ.
Ví dụ điển hình nhất là khi cho cháu ăn, ông bà hy vọng trẻ em ăn càng nhiều càng tốt, và đôi khi việc trông mũm mĩm một chút ở trẻ lại là một dấu hiệu đáng mừng. Trong khi cha mẹ trẻ hạn chế để con tăng cân quá nhiều dẫn đến dư thừa cân nặng và điều này làm nảy sinh sự khác biệt trong quan niệm nuôi con giữa ông bà và cha mẹ.
Mới đây, một câu chuyện của người mẹ Trung Quốc nhận về sự đồng cảm của nhiều bậc phụ huynh. Người mẹ này có một cô con gái 4 tuổi, tên là Bảo Mã, cô bé rất đáng yêu và bụ bẫm tuy nhiên không hề thừa cân hay béo phì. Cách đây một thời gian vì có dịch COVID-19 ở trong thành phố nên mẹ Bảo Mã đành gửi con gái ở nhà bà ngoại một thời gian để đảm bảo an toàn.
Mỗi lần gọi điện thoại qua video, mẹ của Bảo Mã đều cảm thấy con gái mập hơn một chút, tuy nhiên chị tự trấn an bản thân rằng có thể chỉ là do hiệu ứng khi gọi video. Ngược lại, Bảo Mã ở quê với bà ngoại rất vui vẻ, lại an toàn nên mẹ cũng rất an tâm. Khi tình hình dịch bệnh được cải thiện, Bảo Mã được mẹ đến đón về nhà. Sau gần 2 tháng không gặp con, mẹ Bảo Mã nghĩ trong đầu về sự thay đổi của con như thế nào, có thể sẽ trông mập mạp hơn một chút chăng?
Mẹ Bảo Mã không nhận ra con gái sau 2 tháng gặp.
Tuy nhiên cho đến khi gặp con gái, mẹ Bảo Mã hoảng hồn trước sự thay đổi của con. Cô bé đeo hai bím tóc, bước ra loạng choạng, toàn thân mập lên hai má bánh bao, nhất là phần thịt ở cánh tay, rung lên khi chạy đi tìm mẹ. Chỉ trong ba tháng ở nhà bà ngoại, con gái tăng lên đến mấy cân. Dẫu biết vẫn phải cảm ơn sự chăm sóc chu đáo của bà ngoại nhưng trong lòng mẹ Bảo Mã lại thầm lo lắng cho sức khỏe của con gái.
Trong lòng mẹ Bảo Mã lại thầm lo lắng cho sức khỏe của con gái.
Nguyên nhân khiến Bảo Mã tăng cân một cách nhanh chóng đến như vậy là do ngoài việc ăn đầy đủ ba bữa, chỉ cần “bà ngoại nghĩ là cháu đói” thì trên đường đi học về sẽ cho cô bé ăn thêm một bữa. Cho dù đứa trẻ đang xem TV hay đang chơi, bà ngoại cũng sẽ dúi thêm đồ ăn cho cháu. "Nhỏ như vậy thì béo làm sao được?", “Trẻ con phải mập một chút chứ”... Tư tưởng này của nhiều ông bà khiến các bậc cha mẹ phải đau đầu.
Một số nguy cơ khi trẻ béo phì
Theo số liệu khảo sát của Cơ quan Sản phụ khoa Hoa Kỳ, 70% các bà mẹ không thể đánh giá chính xác tình trạng thể chất của con. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng cùng thời gian cho các hoạt động thể chất ít đi khiến tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ ngày càng trở lên phổ biến. Trẻ béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, xương và nội tiết. Một số nguy cơ khi trẻ béo phì như:
Béo phì khiến trẻ gặp phải nhiều nguy cơ về sức khỏe.
1. Tăng khả năng béo phì ở tuổi trưởng thành
Nhiều bậc cha mẹ quan niệm rằng: "Việc thừa cân ở trẻ em sẽ kết thúc khi chúng lớn lên". Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Khoa học Sản phụ khoa và Trẻ sơ sinh Đức: Nếu một đứa trẻ 6 tháng tuổi bị béo phì thì khả năng béo phì ở tuổi trưởng thành là 14%, và khả năng béo phì sẽ tăng lên 41% sau năm 7 tuổi.
2. Dậy thì sớm ảnh hưởng đến khả năng phát triển
Béo phì ở trẻ em, đặc biệt là em bé nữ rất dễ gây dậy thì sớm. Việc dậy thì sớm khiến tuyến biểu bì đóng lại sớm theo, khi đó trẻ sẽ ngừng tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao toàn diện khiến trẻ thấp hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Tình trạng trẻ thừa cân đáng báo động ở một số quốc gia.
3. Khả năng miễn dịch thấp
Trẻ bị béo phì quá mức sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và phổi của trẻ, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sự phát triển của các chức năng liên quan. Tình trạng này cũng dễ mắc các bệnh như viêm đường hô hấp. Do đó, béo phì khiến khả năng miễn dịch của trẻ bị ảnh hưởng.
Làm sao để trẻ không bị béo phì?
1. Khi mang thai, mẹ không được ăn uống quá độ mà cơ thể phải được kiểm soát trong một giới hạn nhất định. Ngoài ra, mẹ cần vận động phù hợp và có thể tăng 25 - 30 kg trong cả thai kỳ. Sau khi sinh xong nên cho trẻ bú sữa mẹ là tốt nhất, sau 6 tháng thì ăn thêm thức ăn bổ sung, sau 2 tuổi có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức.
Kiểm soát cân nặng tránh để trẻ thừa cân, béo phì.
2. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần có chế độ ăn hợp lý, không nên cho trẻ ăn quá nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối và các thức ăn khác để duy trì cân bằng dinh dưỡng. Cho trẻ ăn 5 phần trái cây hoặc rau quả mỗi ngày, hạn chế những loại trái cây ngọt nhiều năng lượng như chuối, sầu riêng, xoài...
Không cho trẻ uống bất kỳ đồ uống/ thức ăn có đường. Đồ uống có đường bao gồm soda, đồ uống thể thao và tất cả các loại nước ép. Thức ăn có đường: bánh, kẹo.
3. Chú ý vận động nhiều hơn, tránh cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử hoặc xem TV quá nhiều trong ngày. Có thể cho trẻ tập thể dục 2 tiếng mỗi ngày có thể giúp trẻ cao lớn hơn. Có thể bao gồm thực hiện một môn thể thao, nhảy múa hoặc chơi ngoài trời. Cả gia đình cũng nên ăn uống lành mạnh và năng động hơn, cùng nhau tập thể dục, ngay cả những người có cân nặng bình thường.
Cha mẹ hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con.
Các bậc cha mẹ hãy quan tâm đến khẩu phần ăn của con mình, kiểm soát một cách hợp lý, chú ý cân bằng dinh dưỡng cho con bằng việc kết hợp giữa thịt cá và rau quả, không nên cho con ăn quá nhiều để trẻ tăng trưởng tốt hơn, hạn chế nguy cơ thừa cân, béo phì.