Chúng ta đều biết rằng việc ăn nhiều đường là không tốt cho sức khỏe, có thể gây tăng lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh béo phì, tiểu đường, thậm chí là nhiều căn bệnh nguy hiểm hơn như ung thư. Do đó, nhiều người sẽ lựa chọn cách ăn ít đường đi trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Những tưởng có ý thức chăm sóc sức khỏe của bản thân bằng việc cắt giảm lượng đường tiêu thụ thường ngày như vậy là đã đủ nhưng nó không thực sự hiệu quả nếu bạn vẫn giữ 5 thói quen ăn uống xấu này.
1. Ăn nhiều hơn
Cho dù bạn ăn cơm, bánh bao hay rau, thịt hoặc trái cây, tất cả chúng sẽ được chuyển hóa thành glucose (đường) sau khi hấp thụ. Nếu bạn ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá no một bữa.
Nếu bạn ăn ít hơn và cảm thấy đói giữa các bữa ăn, bạn có thể sắp xếp một bữa ăn phụ, nhưng tổng năng lượng mỗi ngày vẫn giữ nguyên.
Cách đơn giản nhất là ăn no 7 đến 8 phần mỗi bữa, nghĩa là bạn đã bắt đầu cảm thấy no nhưng không đến mức no quá mức.
2. Thích ăn thức ăn có chỉ số đường huyết (GI) cao
Thực phẩm có chỉ số GI cao làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn, chẳng hạn như mì làm từ bột mì, bánh bao hấp, bột chiên xù, gạo nếp, khoai lang luộc, khoai tây nghiền, bí đỏ, cà rốt, dưa hấu, bánh mì trắng, mật ong, bánh quy...
3. Thích ăn đồ chiên và đồ ăn nhanh
Thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh có nhiều năng lượng, dễ dẫn đến tổng năng lượng trong một ngày quá nhiều, lâu ngày dẫn đến việc kiểm soát đường huyết kém, không những thế, những cách nấu nướng này còn có thể làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn.
Vì vậy, mọi người nên ăn các bữa ăn ngoài nhiều nhất 5 lần một tuần và cố gắng ăn ở nhà càng nhiều càng tốt để đạt được chế độ nấu ăn ít chất béo.
4. Bỏ bữa sáng
Một số người không ăn sáng tiêu tốn rất nhiều calo trong ngày, do không ăn sáng nên buổi trưa cảm thấy rất đói, ăn quá no dẫn đến khó kiểm soát lượng đường trong máu.
Do đó, dù bạn không bị bệnh gì đi chăng nữa thì cũng nên ăn sáng bình thường, bữa sáng phải đủ dinh dưỡng, bao gồm thực phẩm chủ yếu (tinh bột), rau, trứng, sữa...
5. Ăn nhanh, kén ăn
Có một số thói quen ăn uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên như ăn nhanh, ăn một bữa trong vài phút; kén ăn, chẳng hạn như chỉ ăn các loại thực phẩm chủ yếu và thịt, không thích ăn rau...
Vì vậy, mọi người nên ăn uống điều độ, ăn đủ loại thức ăn và ăn chậm, nhai ít nhất 20 lần mỗi ngụm cơm.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This, Healthline